Khái quát Vỡ nợ quốc gia

Các quốc gia đôi khi rũ bỏ một số gánh nặng nợ nần thực sự của họ thông qua lạm phát. Điều này không phải là "vỡ nợ" theo nghĩa thông thường bởi vì khoản nợ vẫn được tuân thủ, mặc dù với tiền tệ có giá trị thực thấp hơn. Đôi khi các chính phủ còn chủ động phá giá tiền tệ của họ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách in thêm tiền để chi trả cho các khoản nợ của chính họ, hoặc bằng cách chấm dứt hoặc thay đổi khả năng quy đổi của đồng tiền của họ thành kim loại quý hoặc ngoại tệ theo tỷ giá xác định. Việc này khó định lượng hơn là lãi suất hoặc nợ gốc, và thường được định nghĩa là một khoản vỡ nợ không liên quan hoặc theo thủ tục (vi phạm) các điều khoản của hợp đồng hoặc các công cụ khác.

Một chính phủ có chủ quyền theo định nghĩa được tự kiểm soát công việc của chính mình, nên nó cũng có thể không có nghĩa vụ phải trả nợ.[1] Tuy nhiên, các chính phủ có thể phải đối mặt với áp lực nặng nề từ các quốc gia cho vay. Trong một số trường hợp cực đoan, một quốc gia chủ nợ lớn đã đe dọa chiến tranh hoặc gây chiến với quốc gia con nợ không chịu trả nợ để chiếm đoạt tài sản. Ví dụ năm 1882, Vương quốc Anh đã xâm lược Ai Cập hay việc "ngoại giao pháo hạm" của Hoa KỳVenezuela vào giữa những năm 1890 và việc Hoa Kỳ chiếm đóng Haiti bắt đầu từ năm 1915.[2] Mãi đến khi Hiến chương Liên hợp quốc được thành lập, trong đó tại Điều 2 mới cấm các quốc gia sử dụng vũ lực với một quốc gia có chủ quyền khác.